Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ:
- Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…Trường hợp này khá khó khắc phục.
- Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.
Nguyên nhân gây nên nói ngọng
- Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.
- Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.
- Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.
- Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
Có thể chữa nói ngọng cho trẻ ở nhà, phụ huynh cần kiên trì. Cần lưu ý khi chữa nói ngọng cho trẻ:
- Giữ cho bé một tinh thần thoải mái, không gây căng thẳng, gây áp lực cho bé.
- Từ từ hướng dẫn bé cách đặt lưỡi, cách lấy hơi, làm mẫu cho bé để bé có thể học theo.
- Chú ý cách phát âm của bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng.
- Tạo cho trẻ môi trường rộng như ở công viên nơi có đông người, cho bé tham gia các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp với mọi người.
- Khi nói chuyện hay hát cho bé nghe phải dùng từ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ bắt chước được theo những gì bạn nói, hát.
- Với những từ bé bị nói ngọng, bạn cần ghi nhớ lại và nhắc lại nhiều lần sao cho chuẩn, cho bé nhắc lại lời bạn nói.
- Khi trẻ bị nói ngọng bạn không nên nhại lại câu nói ngọng đó, điều đó sẽ khiến bé không ý thức được rằng bé đã phát âm sai, đồng thời khiến cho việc nói ngọng của bé nặng hơn